Bếp từ là giải pháp nấu nướng ngày càng trở nên phổ biến trong các gian bếp hiện đại nhờ những ưu điểm vượt trội về tốc độ chế biến và tính an toàn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn liệu Bếp từ có kén nồi không. Bài viết này của Faster Việt Nam sẽ giải đáp thắc mắc đó và hướng dẫn bạn cách chọn nồi cho bếp từ để tận dụng và phát huy tối đa hiệu năng của thiết bị.

1. Bếp từ có kén nồi không?

Bếp từ là một thiết bị nhà bếp thông minh sử dụng nguyên lý cảm ứng điện từ để làm nóng trực tiếp đáy nồi, từ đó làm chín thức ăn. Đây được xem là một bước tiến lớn trong ngành công nghiệp sản xuất thiết bị nhà bếp, mang đến cho người dùng những trải nghiệm nấu nướng an toàn và tiện lợi. 

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, bếp từ ngày càng được ưa chuộng và trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều căn bếp hiện đại ngày nay.

Bếp từ có kén nồi không?
Bếp từ có kén nồi không?

Với thắc mắc Bếp từ có kén nồi không, câu trả lời chắc chắn là có. Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ, tức là chỉ làm nóng những chất liệu mang từ tính mạnh như đáy nồi làm bằng thép không gỉ, gang, men sắt hoặc hợp kim. Do đó, khi mua nồi cho bếp từ, người dùng nên lưu ý chất liệu cấu tạo nên phần đáy của sản phẩm để đảm bảo hiệu quả nấu nướng ở mức độ cao nhất.

2. Tại sao bếp từ lại kén nồi hơn các bếp khác?

Ở phần trên, chúng ta đã giải đáp câu hỏi “Bếp từ có kén nồi không” Vậy điều gì khiến bếp từ trở nên kén nồi hơn so với các loại bếp khác? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Bếp từ kén nồi hơn các loại bếp khác là do nguyên lý hoạt động vốn có của thiết bị có sự khác biệt. Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây cảm ứng bên trong, từ trường biến thiên được sinh ra trên bề mặt bếp trong phạm vi vài milimet. Lực điện động xuất hiện khiến các phân tử kim loại ở đáy nồi dao động và sinh nhiệt. 

Cơ chế làm nóng này khác biệt hoàn toàn so với khi sử dụng bếp gas hoặc bếp điện để đun nấu. Nhiệt lượng được sinh ra khi bật bếp từ chỉ có tác dụng với đáy nồi, không làm nóng bề mặt kính và gần như không thất thoát ra môi trường. Trên thực tế, năng lượng từ trường ở đáy nồi được chuyển hóa thành năng lượng nhiệt. Theo ghi nhận, hơn 90% điện năng tiêu thụ được chuyển thành nhiệt năng giúp tiết kiệm điện tối đa, tránh thất thoát năng lượng lãng phí. 

Chính vì thế, không phải loại nồi nào cũng có thể sử dụng được với bếp từ. Một số chất liệu ít phổ biến như thủy tinh, đồng, nhôm hoặc đất nung thì không thể bị làm nóng lên theo cơ chế này. Chỉ những đáy nồi làm từ thép không gỉ, gang, men sắt hoặc hợp kim có thể tương tác với từ trường mới có thể đảm bảo hiệu suất nấu nướng ở mức tối ưu khi sử dụng với bếp từ.

3. Cách chọn nồi cho bếp từ

Bạn cần phải chọn nồi chảo được làm bằng chất liệu nhiễm từ hoặc có phần đáy nhiễm từ thì mới có thể sử dụng được trên bếp từ. Dưới đây là một số cách chọn nồi cho bếp từ:

3.1. Chất liệu đáy nồi

Việc xem xét đáy nồi hoặc bao bì là cách đơn giản nhất để lựa chọn được loại nồi phù hợp. Hãy kiểm tra kỹ thông tin này để đảm bảo sản phẩm định mua có thể dùng cho bếp từ nhà bạn một cách an toàn và hiệu quả. 

Ưu tiên các loại nồi hoặc chảo có đáy làm bằng thép không gỉ, gang, men sắt hoặc hợp kim từ tính như inox 430, inox 304. Khi quan sát, trên đáy nồi thường có biểu tượng cuộn dây điện trở từ trường kèm chữ chú thích “Induction” hoặc được nhà sản xuất khuyến cáo rõ nội dung “dùng được cho bếp từ” trên nội dung nhãn dán đi kèm.

Bạn cũng có thể kiểm tra từ tính của đáy nồi, chảo bằng nam châm. Nếu xuất hiện hiện tượng nam châm bị hút vào, đồ dùng đó có tính dẫn từ và có thể dùng để nấu ăn trực tiếp trên bếp.

3.2. Độ dày đáy nồi

Thông thường, nồi có cấu tạo phần đáy dày sẽ giúp phân bố nhiệt lượng đều hơn, tạo điều kiện tốt nhất để thức ăn chín đều và giữ nhiệt hiệu quả. Nếu đáy nồi mỏng thì có thể bị biến dạng gây mất thẩm mỹ và giảm hiệu suất đun nấu. Ngược lại, nếu nồi quá dày thì nhiệt lượng truyền dẫn sẽ giảm đi, gây lãng phí năng lượng. Faster khuyến cáo nên sử dụng nồi cho bếp từ có độ dày dưới 3 mm.

3.3. Đường kính đáy nồi

Lựa chọn các loại nồi có đường kính đáy phù hợp với diện tích vùng nấu của bếp từ để đảm bảo hiệu suất nấu nướng ở mức cao nhất. Không nên chọn các sản phẩm có phần đáy quá to hoặc quá nhỏ so với kích thước vùng nấu. Faster khuyên bạn, nên sử dụng dụng cụ nấu có đường kính đáy dao động khoảng 12 – 26 cm là hợp lý. 

3.4. Hình dạng đáy nồi

Đun nấu bằng bếp từ sẽ càng hiệu quả và nhanh chóng khi diện tích tiếp xúc giữa đáy nồi và bề mặt bếp càng lớn. Do đó, nếu nồi có thiết kế phần đáy phẳng, không bị cong vênh sẽ giúp tạo nhiệt nhanh và đều hơn ở đáy nồi, tiết kiệm năng lượng tối đa khi sử dụng. 

4. Nguyên nhân bếp từ không nhận nồi

Ngoài việc Bếp từ có kén nồi, còn có một số nguyên nhân khác khiến bếp không nhận diện nồi như:

  • Đáy nồi không bằng phẳng: Nếu đáy nồi bị lõm hoặc cong vênh, bếp từ sẽ khó nhận diện được và không hoạt động hiệu quả.
  • Đường kính đáy nồi không phù hợp: Một số loại nồi có kích thước đáy quá nhỏ hoặc quá lớn so với vùng nấu sẽ không được bếp từ nhận diện.
  • Bề mặt bếp từ bị bẩn: Dù hiếm nhưng cũng có vài trường hợp các vết bẩn, cặn thức ăn dính trên bề mặt bếp từ có thể cản trở từ trường tới nồi và khiến bếp không nhận nồi.
  • Đặt nồi sai vị trí: Việc chưa quen bếp từ và đặt sai vị trí nồi trên bếp sẽ làm cho thiết bị báo lỗi và người dùng không thể thực hiện được việc nấu nướng của mình.
  • Bếp từ bị lỗi kỹ thuật: Trong một số tình huống, lỗi kỹ thuật của bếp từ cũng có thể khiến bếp không nhận nồi. 

Tin rằng những chia sẻ hữu ích trong bài viết Bếp từ có kén nồi không đã giúp bạn có thêm cơ sở để lựa chọn và đặt mua chiếc bếp từ phù hợp với nhu cầu và ngân sách. Bằng việc tuân theo các gợi ý cách chọn nồi cho bếp từ của chúng tôi, bạn sẽ có những bữa ăn thơm ngon tròn vị và tiết kiệm thời gian hơn so với việc dùng bếp điện hay bếp gas.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Zalo chat
Messenger
Cửa hàng