Với những ưu điểm vượt trội về tốc độ nấu và tính an toàn, bếp từ đã trở thành thiết bị nhà bếp thông minh không thể thiếu trong nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, việc bếp từ bị rò điện là một vấn đề nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ gây chập cháy nổ và nguy hại cho sức khỏe người dùng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách kiểm tra và biện pháp khắc phục khi bếp từ bị rò điện.
1. Cách kiểm tra bếp từ bị rò điện
Nếu phát hiện bếp từ bị rò điện, bạn nên ngắt nguồn cung điện cho bếp ngay lập tức, sau đó tìm nguyên nhân và hướng xử lý. Người dùng có thể sử dụng 2 cách kiểm tra thông dụng và đơn giản sau đây để xác nhận xem có hiện tượng bếp từ bị rò điện hay không.
1.1. Dùng bút thử điện
- Cách thực hiện: Kiểm tra xem bút thử điện có hoạt động không, sau đó chạm đầu bút vào các bộ phận kim loại khác nhau trên mặt bếp từ.
- Kết quả: Nếu đèn bút thử điện sáng hoặc phát ra âm thanh báo hiệu thì chứng tỏ bếp từ bị rò điện.
- Kiểm tra bếp từ bị rò điện bằng bút thử điện
1.2. Dùng đồng hồ vạn năng
- Cách thực hiện: Ngắt nguồn điện bếp từ để chắc chắn rằng thiết bị đã ngừng hoạt động. Chọn thang đo điện trở trên đồng hồ vạn năng, sau đó đo điện trở giữa các bộ phận kim loại của bếp từ và vỏ máy.
- Kết quả: Nếu đồng hồ hiển thị giá trị điện trở (dù nhỏ), chứng tỏ bếp từ bị rò điện.
- Kiểm tra bếp từ bị rò điện bằng đồng hồ vạn năng
2. Nguyên nhân bếp từ bị rò điện và cách khắc phục
Sau đây là bảng tổng hợp 5 nguyên nhân gây ra hiện tượng bếp từ bị rò điện và cách khắc phục đơn giản nhất.
Lý giải | Nguyên nhân | Xử lý |
2.1. Mặt kính bếp từ bị nứt, vỡ | ||
Dù mặt kính được làm từ các chất liệu an toàn, chịu lực và chịu nhiệt tốt nhưng khi bị nứt vỡ, các vi mạch bên trong thân bếp sẽ tiếp xúc với các vật dụng bên ngoài như nồi kim loại, dẫn đến việc bếp từ bị rò điện, gây nguy cơ bị điện giật. | – Ngoại lực tác động mạnh.
– Dùng bếp không đúng cách. – Thay đổi nhiệt độ đột ngột. |
Ngắt nguồn điện và liên hệ trung tâm bảo hành để sửa chữa hoặc thay mới mặt kính. |
2.2. Dây điện bị hở, đứt, vỡ | ||
Dây điện thường được bọc bởi 1 lớp cách điện chắc chắn và an toàn. Tuy nhiên, khi dây điện bị hở, đứt hoặc vỡ sẽ xuất hiện mùi khét đặc trưng. Cần có biện pháp xử lý ngay để ngăn chặn tình trạng cháy nổ, giật điện cực kỳ nguy hiểm. | – Do chuột, côn trùng cắn.
– Dây điện bị chà sát. – Mối nối không chắc chắn. – Thời tiết nắng nóng làm dây điện bị giòn, khô. – Chất lượng dây điện suy giảm theo thời gian. |
Kiểm tra và thay thế đoạn dây điện bị hỏng:
– Vết hỏng nhỏ: Dùng băng keo đen, túi nilon quấn nhiều vòng xung quanh. – Vết hỏng lớn: Thay mới dây điện. |
2.3. Thân bếp bị oxy hóa, gỉ sét | ||
Thân bếp thường được gắn ốc vít hoặc viền kim loại sơn tĩnh điện. Lớp sơn này có thể tróc ra để lộ lớp kim loại bên trong, tạo đường dẫn khiến bếp từ bị rò điện. | – Tiếp xúc với nước, môi trường ẩm ướt trong thời gian dài.
– Tiếp xúc với dầu mỡ, đồ ăn thừa khi nấu ăn. |
– Vệ sinh sạch sẽ mặt bếp sau khi nấu.
– Sơn lại lớp chống gỉ tại cơ sở bảo trì, bảo dưỡng. |
2.4. Tuổi thọ bếp quá cao | ||
Việc bếp từ xuống cấp, giảm chất lượng sau khi sử dụng 1 thời gian dài có thể xảy ra, khiến bếp từ bị rò điện, tiềm ẩn nguy cơ chập cháy nguy hiểm. | Các linh kiện bên trong bếp bị lão hóa, hoen gỉ, nứt vỡ,… | – Thay thế linh kiện bị hỏng.
– Mua bếp từ mới để đảm bảo hiệu suất nấu nướng. |
2.5. Vị trí đặt bếp ẩm thấp | ||
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, dễ xuất hiện hiện tượng bếp từ bị rò điện khi vào mùa mưa hay mùa nồm. | Độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho điện rò rỉ. | – Di chuyển bếp đến nơi khô ráo, thông thoáng hơn.
– Vệ sinh bếp sau khi nấu xong để loại bỏ nước tràn, dầu mỡ, thức ăn thừa. |
3. Lưu ý về cách sử dụng bếp từ an toàn
Chúng tôi sẽ tổng hợp các lưu ý quan trọng về cách sử dụng bếp từ an toàn:
3.1. Lắp đặt bếp từ
Lựa chọn vị trí khô ráo, thông thoáng để đặt bếp, không quá gần nguồn nước và nguồn lửa. Khoảng cách lý tưởng nên là cách tường ít nhất 15 cm và các vật dụng khác ít nhất 5 cm. Nhiệt độ môi trường tốt nhất khoảng từ 20 – 40 oC.
Dây điện và ổ cắm bếp từ cần để ở nơi cao, không đụng nước và tránh xa các loài gặm nhấm hoặc côn trùng. Tiết diện dây theo khuyến cáo an toàn ít nhất nên là 2.5 mm vuông.
Chọn mặt kính cao cấp, có khả năng chịu lực và chịu nhiệt tốt theo thứ tự ưu tiên: Schott Ceran (chịu nhiệt 1000 oC, sốc nhiệt 800 oC, chịu tải < 15 kg); Ceramic (chịu nhiệt 1000 oC, chịu cứng 4 lần thép không gỉ, chịu tải 3000 – 4000 Mpa); Kính chịu nhiệt (chịu nhiệt – chịu lực trung bình, giá rẻ, sáng bóng đẹp mắt).
3.2. Vệ sinh bếp từ
Thường xuyên vệ sinh lau chùi bề mặt bếp sau khi nấu xong. Không chà sát quá mạnh các vị trí sơn tĩnh điện (ốc vít).
Tắt bếp khi nước tràn, lau thật khô rồi mới bật bếp lại và tiếp tục đun nấu. Khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường như mặt bếp quá nóng, âm thanh lạ,… nên ngắt nguồn điện và kiểm tra xem bếp từ bị rò điện hay không.
3.3. Bảo quản bếp từ
- Kiểm tra bếp thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu hỏng hóc và kịp thời sửa chữa, thay mới linh phụ kiện trước khi xuất hiện tình trạng bếp từ bị rò điện.
- Liên hệ trung tâm bảo hành nếu phát hiện bếp từ bị rò điện. Ngắt nguồn điện ngay lập tức và gọi thợ sửa chuyên nghiệp để kiểm tra và khắc phục.
- Không đặt để lên mặt bếp từ các vật dụng bằng kim loại có khả năng truyền dẫn nhiệt. Không tác động ngoại lực mạnh lên bếp. Tương tự, tránh đặt lên bếp các đồ vật có khối lượng trên 4 kg, sẽ dễ gây nứt vỡ mặt kính.
- Sử dụng nồi chuyên dụng có đáy làm từ chất liệu nhiễm từ tính như inox, thép không gỉ, men sắt, gang. Kích thước nồi từ 10 cm trở lên và có thiết kế đáy bằng phẳng, không cong vênh biến dạng.
- Không rút dây cắm điện ngay sau khi nấu, thay vào đó hãy cho bếp “nghỉ” khoảng 10 – 15 phút để quạt tản nhiệt làm mát bề mặt bếp, kéo dài tuổi thọ thiết bị. Ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn nếu không bật bếp trong thời gian dài.
Ngoài ra, người dùng nên đặt mua bếp từ tại những cửa hàng có độ tín nhiệm cao, chuyên phân phối sản phẩm thuộc các thương hiệu sản xuất đồ gia dụng nổi tiếng như Faster để đảm bảo hiệu suất nấu nướng, độ an toàn và tính thẩm mỹ trong quá trình sử dụng.
Mong rằng những chia sẻ hữu ích của chúng tôi đã giúp bạn nắm được cách thức kiểm tra, nguyên nhân và hướng khắc phục bếp từ bị rò điện một cách nhanh chóng và chính xác. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, đòi hỏi phải được xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tránh gây hỏng hóc cho các thiết bị điện khác trong gia đình. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của sự cố, hãy liên hệ với trung tâm bảo hành bếp từ Faster hoặc thợ sửa chữa chuyên nghiệp để được hỗ trợ tận tình, chu đáo.
Bài viết liên quan
Faster cảnh báo hàng giả, hàng nhái
Lỗi U400 bếp từ Faster
Lỗi ER21 bếp từ Faster